Cúng rằm tháng 7. Nguồn gốc, ý nghĩa và bài cúng rằm tháng 7.

Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi là Lễ cúng cô hồn. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tập trung truyền thống này.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Cúng rằm tháng 7.

Theo “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh” , việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Đà, thường gọi là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Có một hôm, vào buổi đêm khi A Nan đang ngồi tịnh thất thì có một con quỷ xấu xí thân thể gầy khô, miệng khè ra lửa bước vào. Quỷ ta cho biết ba ngày sau A Nan sẽ chết. A Nan chưa muốn chết, nên nhờ quỷ bày cách để vượt qua khỏi cửa chết. Quý nói bày chỉ cho ông rằng ngày mai A Nan phải thí cho bọn ma quỷ mỗi đứa một hộc thức ăn, quỷ cúng đường Tam Bảo thì A Nan sẽ được tăng tuổi thọ và quỷ cũng sẽ được sanh về cõi trên.

A Nan đem chuyện bộc bạch với Đức Phật. Phật đặt cho một bài chú gọi là ” Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh “, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Trung Quốc gọi là Lễ Phóng diệm khẩu, có nghĩa là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Về sau dân giân truyền miệng là cúng cô hồn, cúng thí cho những vong hồn vất vưởng không nơi chốn nương thân, không có ai cúng bái.

Về sau, người ta thường gọi ngày Cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, và được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành “tha tội cho tất cả những người chết”. Cho nên ngày nay mới có câu “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn là Lễ cúng cô hồn (Cúng rằm tháng 7) và Lễ Vu Lan

Đa phần mọi người thường hay nhầm lẫn Lễ Vu Lan và Cúng rằm tháng 7 là 1. Tuy nhiên trên thực tế mục đích của hai ngày lễ này là hoàn toàn khác nhau.

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Kiều Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu Lan, Mục Kiều Liên sau khi tu luyện thàn thông quảng đại, ông tưởng nhớ mẹ mình là bà Thanh Đề và muốn biết mẹ mình đang chịu tình cảnh thế nào. Ông dùng mắt phép tìm mẹ và thấy mẹ ông bị đày làm ngạ quỷ. Vì gây nhiều nghiệp ác nên phải xuống tận cõi quỷ. Ông đem cơm xuống tận ngã quỷ dâng cho mẹ. Mẹ ông vì chịu đói lâu ngày nên che cơm lại không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, cho nên khi cơm đến miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên tìm Phật cầu cứu. Phật dạy rằng muốn cứu mẹ thì ông phải nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương làm lễ cúng mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động tăng ni phật tử, làm lễ cúng. Mục Liên làm theo và mẹ ông được giải thoát. Đây cũng là cách Đức Phật dạy để báo hiếu cho cha mẹ. Cho nên về sau Vu Lan là ngày lễ hàng năm tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung.

Như vậy, về bản chất thì Cúng cô hồn và Lễ Vu Lan đều được gọi là rằm tháng 7 nhưng ý nghĩa của lễ cũng hoàn toàn khác nhau, nên sẽ có những cách làm lễ khác nhau mà mọi người cần chú ý.

Các bài khấn cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi là cúng Tết Trung Nguyên. Vào ngày này có những nghi thức cúng như sau: Cúng Phật, Cúng Thần Linh, Cúng Gia Tiên, Cúng thí thực cô hồn và Cúng phóng sinh. Nhiều gia đình Việt thường cúng rằm tháng 7 vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch. Người ta quan niệm, đây là thời gian các vong linh trở về địa ngục. Để tránh sự quấy rối của các vong linh hay cô hồn, mọi người cần phải “hối lộ” cho những vong linh đấy. Chúng ta cần nắm rõ để thực hiện chuẩn các nghi thức cúng theo đúng truyền thống văn hóa Việt Nam.

Cúng phật

Cúng và thụ lộc ngay tại nhà. Mọi người có thể chuẩn bị cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả. Khi cúng, chúng ta sẽ đọc kinh Vu Lan.

Cúng thần linh và gia tiên

Lễ cúng này xuất phát từ quan niệm về công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào đúng mùa vụ thu hoạch mùa màng. Người nông dân mong muốn những ngày này mọi việc trở nên trôi chảy, tránh sự quấy nhiễu của vong hồn, họ thường hay cầu xin thần linh, thổ địa bắt giam các yêu ma, oan hồn để tránh sự những nhiễu. Ngày 15/7, khi mọi thứ mùa vụ đã hoàn tất, người nông dân sẽ thường làm lễ cúng bái tạ ơn thần lịn và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cũng như cầu mong cho các cô hồn vong linh không nơi nương tựa được siêu thoát, mang lại bình yên cho mọi nhà. Mâm cơm thường là cúng chay hoặc cúng mặn tùy theo căn số của mỗi người.

Độc giả có thể tham khảo bài cúng dưới đây:

Cúng thí thực cô hồn (Cúng chúng sinh)

Ngoài việc cúng Phật, cùng thần linh và gia tiên, còn một lễ nữa là cúng Cô hồn (còn gọi là cúng chúng sinh), cúng bố thí cho các cô hồn sa cơ lỡ vận không nơi nương tựa.

* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

* Sắm lễ:

  • Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
  • Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
  • Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
  • Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
  • Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
  • Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời. Cúng cô hồn chỉ cúng đồ chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi gợi tham, sân, si.
  • Cúng cô hồn phải đặt lễ cúng trước cửa nhà hoặc nơi đang buôn bán.
  • Kết thúc buổi cúng ngoài trời, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Một số nơi có xảy ra tình trạng cướp cỗ cô hồn, đấy được xem là “cô hồn sống”. Nếu “cô hồn sống” cướp càng nhiều thì có nghĩa là gia đình đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá.
  • Nên cúng buổi chiều, tối và không nên cúng sau 21 giờ thì các cô hồn mới dễ nhận được đồ cúng.
  • Cúng chúng sinh xong, đốt đồ mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay.
  • Nghiêm cấm không được giật lại đồ từ “cô hồn sống”, vì giật lại sẽ mang đến những điều vô cùng xui xẻo tai hại cho gia chủ.
  • Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7

Cúng phóng sinh

Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ hoặc một số sinh vật ngoại lai vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình phật tử, không bắt buộc.

Sau khi thực hiện đầy đủ các bài khấn và nghi thức cúng rằm tháng 7, chúc gia chủ và gia đình sẽ xua đuổi được tà ma, oan hồn vất vưởng, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống và công việc làm ăn.

Bài tiếp theo: Tránh 30 điều đại kỵ này để được bình an trong tháng 7 cô hồn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *