Phong thủy xuất phát từ một lòng sùng kính tự nhiên của người Trung Quốc
Trung quốc là một nền văn hóa cổ với nhiều truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, trong 2000 năm (từ khoảng 500 năm TCN đến 1500 SCN, những bước tiến khoa học và công nghệ của quốc gia Phương Đông này đã vượt qua bất cứ thứ gì được tạo ra ở phương Tây.
Người Trung Quốc luôn tin vào tính thống nhất của vạn vật. Việc thực hành phong thủy xuất phát từ lòng sùng kính tự nhiên của người Trung Quốc. Người Trung Quốc tin rằng nếu có thể cân bằng các khí lực thiên nhiên trong cuộc sống của mình thì họ sẽ có được cuộc sống hài hòa hơn. Và từ giả định này, người Trung Quốc đã phát triển tư duy của họ dựa vào sự hiểu biết về trực giác, đồng thời chứng mình được những chân lý toán học từ nhiên nhiên.
Nhiều người, đặc biệt là những người phương Tây thường hay có những suy nghĩ sản phẩm dán nhãn “Made in china” là những sản phẩm kém chất lượng. Tuy nhiên nếu chịu khó tìm hiểu, chúng ta phải quay lại cảm ơn Trung Quốc vì chính họ là những người đã phát minh ra những sản phẩm giúp cải thiện cuộc sống của con người từ thời cổ đại cho đến hiện đại. Các sản phẩm như: giấy, kỹ thuật in ấn, thuốc súng, la bàn. La bàn chính là công cụ không thể thiếu trong thực hành phong thủy. Hoặc những sản phẩm: xe kut kít, ô, yên cương, bàn đạp ngựa, các môn cờ, tiền giấy, kỹ thuật nuôi tằm ..tất cả đều xuất phát từ Trung Hoa.
Năm 1275 SCN, một thương gia nổi tiếng cũng là một nhà du hành nổi tiếng đã đến Trung Quốc, ông là một trong những người Châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, ông vô cùng kinh ngạc vì ở đây ông đã thấy có 5000 người làm công việc quan sát bầu trời, có thể gọi là những nhà chiêm tinh học. Họ là những bậc thầy chuyên giải thích và hé lộ các bí mật thiên nhiên. Họ có cuộc sống sung túc và làm ăn phát đạt.
Phong thủy một phần bắt nguồn từ thuật chiêm tinh
Các nhà chiêm tinh học tại Trung Quốc nhìn chung có hai số phận: dựa vào thuật chiêm tinh nếu tiên đoán chính xác các khả năng có thể xảy ra thì được quý trọng và được trả công hậu hĩnh. Còn nếu ngược lại thì sẽ bị lưu đày hoặc tử hình vì những phán đoán sai lầm.
Chiêm tinh học là những nghiên cứu chuyên sâu về chuyển động của hệ mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú và các hành tinh trong mối quan hệ với tính cách con người và các sự kiện xảy ra. Tại các triều đình Trung Hoa, các nhà chiêm tinh thông thái hòa toàn có thể dự đoán được các điềm xấu và điềm tốt cho các sự kiện quan trọng sắp xảy đến như: ký văn tự quan trọng, dựng nhà, đi xa, xuất binh, dựng vợ gả chồng.
Chiêm tinh cũng có thể gọi là tiên tri. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều dựa trên các giả định, không có các giải thích và biện luận khoa học rõ ràng. Chiêm tinh thực sự thiếu đi sự logic của khoa học. Chiêm tinh chính là tin vào vận mệnh.
Các nhà thiên văn học đã xây dựng được Lịch vạn niên và lịch hàng năm
Nền nông nghiệp đối với Trung Quốc từ ngàn xưa là vô cùng quan trọng. Sản xuất lương thực đối với họ là nguồn cung cấp chính cho mọi tầng lớp giai cấp, biết được ngày tháng tốt và thời điểm gieo trồng đối với thu hoạch mùa màng là điều tiên quyết quyết định năm đấy mất mùa hay được mùa.
Giới khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết cho thấy người Trung Quốc cách đây 3500 năm đã biết được một năm dài 364 ¼ ngày.
Với sự hỗ trợ của thiên văn học, người Trung Hoa đã thu được những thành tựu:
- Họ biết đến nguyệt thực vào năm 1361 TCN và nhật thực vào năm 1217 TCN
- Năm 1300 TCN, họ đã ghi lại được sự xuất hiện của một ngôi sao mới, ngày nay có tên là Antares
- Năm 467 TCN họ đã nhìn thấy sao chổi Haley
- Thiên văn Trung Quốc đã viết tài liệu về việc một ngôi sao mới sẽ xuất hiện năm 1054 TCN. Các nhà văn hiện đại đã chứng minh điều này hoàn toàn chính xác. Đó chính là chòm Tinh Vân Con Cua.
- năm 400 TCN, các nhà thiên văn học Trung Hoa đã ghi chép được 1464 ngôi sao và phân chia thành 28 chòm sao của vòng Hoàng Đạo.
Sự xuất hiện của Khổng Giáo và Đạo Giáo
Đầu thế kỷ 6 và thế kỷ 4 TCN, trường phái triết học ảnh hướng lớn nhất Trung Quốc là Khổng Giáo và Đạo Giáo đã xuất hiện.
Khổng giáo là các bài giảng của Khổng Tử (551 – 479 TCN), là hệ thống đạo đức học nhằm trau dồi đức hạnh và các giá trị xã hội của con người, là những vấn đề trần tục và vô cùng thực tế. Khổng tử chú trọng đến việc xã hội hình thành những thái độ hành xử đúng mực và sự hòa hợp trong xã hội, đồng thời đề cao các vấn đề giáo dục, giáo dưỡng con người. Khổng giáo đối với người dân Trung Hoa như kim chỉ nam cho những chuẩn mực đức hạnh quan trọng bậc nhất của con người, quan trọng đến mức được đưa vào giảng dạy trong trường học từ thời Hán (206TCN) đến tân cổ điển.
Trái với Khổng giáo, Đạo giáo đề cập đến sự nhận biết trực giác, hay kiến thức thực sự bằng cách gần gũi với thiên nhiên, và hợp nhất với Đạo (người phương Tây gọi là Chúa, Đấng tối cao). Đạo giáo được sáng lập bỏi một nhóm người có chung chí hướng. Đạo giáo đề cao hiếu đạo, Hiếu đạo có nghĩa là thừa nhận tính cố hữu thống nhất của vạn vật và sống sao cho phù hợp với vạn vật. Người theo Đạo giáo trấn tĩnh để chân lý thiên nhiên thâm nhập vào cơ thể nhờ vào sự mạnh siêu nhiên.
Đạo giáo và Khổng giáo có tư tưởng chung là mọi vật đều có tính tuần hoàn, có một chu kỳ lặp đi lặp lại : Sinh – Trường – Suy – Tử (có nghĩa là Sinh ra – phát triển – suy vong – chết). Mọi vật đều biến hóa và thay đổi không ngừng, tuy nhiên luôn có mỗi liên quan tương hỗ và kết nối với nhau. Tất cả đều nói về sự cân bằng và hài hòa. Luôn là hết mùa đông rồi đến mùa xuân. Hết đêm thì đến ngày. Hết chiến tranh rồi đến hòa bình. Có cái này mới có cái đối lập xảy ra. Quan niệm về sự cân bằng và hài hòa. Bất cứ điều gì cũng có 2 mặt đối lập. Sự phân cực của hai mặt đối lập này gọi là thuyết âm dương – nguyên lý cơ bản của phong thủy.
Triết lý của Kinh dịch xoay quanh tác động qua lại của hai mặt đối lập (âm và dương)
Kinh dịch do Vị vua – Nhà hiền triết Phục Hi phát minh ra bát quái sau khi quan sát sự vận hành của trời đất. Ông đã tạo nên đồ hình về một thế giới hoàn hảo, một thế giới không chuyển động, không có sụ thay đổi gọi là Hà Đồ. Về sau, một nhà hiền triết khác là Đại Vũ tạo ra đồ hình thể hiện về thế giới trong sự vận động, gọi là Lạc Thư. Đồ hình này làm cơ sở cho phương pháp phong thủy cổ điển gọi là Phi Tinh. Đồ hình này là các phần trong biểu đồ tương ứng với bát quái.
Kinh dịch là một lý thuyết vô cùng phức tạp để tìm hiểu về các dạng thức thay đổi của vũ trụ. Kinh dịch có thể cho bạn biết về hiện tại và triển vọng tương lai. Có thể nói Kinh dịch gợi ý sự thay đổi thích hợp để đạt kết quả mong muốn.
Vào thời Hán (206TCN – 220SCN), thời gian này có bảy bài tiểu luận đã “triết lý hóa” những lời tiên tri bằng cách sắp xếp các vạch âm và vạch dương tạo thành mỗi “quẻ” và mỗi quẻ kèm theo “quẻ từ” (lời đoán). Sau này được gọi là Kinh dịch.
Học Kinh dịch, chúng ta sẽ phải học về sự thay đổi của các hình mẫu, là một cách tượng trưng dưới dạng các nét liền (dương) và nét đứt (âm) gọi là Quái và quẻ. Chúng ta sẽ không dùng đến các khái niệm 64 quẻ (bộ 6 vạch liền nét và đứt nét xếp chồng lên nhau) tạo nên kinh dịch nhưng Bát quái (bộ 3 liền nét và đứt nét xếp chồng lên nhau) là phần chủ yếu trong thực hành phong thủy cổ điển.
Những gì hòa trộn thành Phong thủy
Phong thủy cổ điển là sự kết hợp các yếu tố Chiêm tinh học, thiên văn họa, địa chất học, vật lý, toán học, triết học, và trực giác. Tất cả các mục mà chúng tôi đã giải thích phía trên.
Vậy là bạn đã hiểu được phần nào các yếu tố cấu thành nên “phong thủy”. Thuật ngữ “Phong Thủy” lần đầu tiên được sử dụng trong Táng Kinh của Quách Phác (274 – 324 SCN), một văn bản ngắn miêu tả sự sắp đặt của Khí (hơi thở của sự sống) trên trái đất.
Phong thủy – tựu trung lại là một môn nghệ thuật và khoa học phân tích sự mạnh thiên nhiên (dựa vào sự phân tích của các triết lý bên trên), và sau đó với mục đích hướng những mặt tích cực của thiên nhiên vào bạn.
Bài tiếp theo: Các trường phái Phong thủy