Bài 2: Nguồn gốc của phong thủy Phương Tây và phong thủy Phương Đông

QUAY VỀ MỤC LỤC

Nguồn gốc phong thủy Phương Đông

Không ai là không biết nền tảng cho bộ môn Khoa học Phong thủy là xuất phát từ Trung Hoa cổ xưa. Phong thủy không phải là tôn giáo và cũng không bắt nguồn từ tôn giáo nào. Phong thủy không cung cấp thần dược cho những căn bệnh hay cũng không phải là một phép thần giúp bạn gánh vác những khó khăn tổn thất về tinh thần hay vật chất trong cuộc sống. Phong thủy cũng không phải là dược liệu giúp cho bạn cải từ hoàn đồng, giảm eo hay thắng lô đề cờ bạc. Phong thủy chính là những phương pháp luận dựa vào những nguyên lý được kết tinh và tổng hợp dựa vào những biện luận khoa học được chứng minh trong thực tiễn hàng ngàn năm nay.

Phong thủy lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc từ thời kỳ đồ đá cách đây khoảng 6000 năm. Lịch sử của việc lựa chọn sống trong nhà bắt nguồn từ thời nguyên thủy của loài người. Theo các nhà khảo cổ, người cổ từ xa xưa đã biết lựa chọn sống trong những hang động tự nhiên và đào đất làm nhà. Đây là một phương thức được cho là có sự tính toán. Thông thường các hang động đá đều hướng về phía mặt trời, tránh mưa, gần gió, gần nguồn nước, và các hang động này thường nằm trên đỉnh núi, xung quanh có đầm lầy, mật độ sông ngòi chằng chịt, có rừng sâu rậm rạp để phù hợp cho cuộc sống săn bắt, hái lượm. đồng thời, mái hướng về mặt trời khô ráo.

Do những hang động thường hay bị thú dữ tấn công, nước ngập nên về sau con người đã rời các hang động và bắt đầu kiến tạo ra những ngôi nhà cổ đầu tiên với kiểu mái vuông hoặc mái tròn. Điển hình của hai kiểu mái nhà này nằm ở thị tộc ban Pha, Tây An, Trung Quốc.

Trong thời kỳ đó, bộ tộc phương Nam Trung Quốc ở vùng ẩm ướt nhiều nước nên họ sống trên cây và về sau hình thành nên kiểu nhà sàn như ngày nay. Người cổ gọi hình thức nhà này là “sào cư”.

Từ những phân tích trên, các nhà khảo cổ học đã thu thập và đưa ra kết luận là người đồ đá đã biết căn cứ điều kiện tự nhiên của Bắc Nam để có thể xác định nơi để xây nhà và tạo ra kết cấu nhà cửa.

Và hơn hết, nguồn nước là yếu tố quan trọng tiên quyết để quyết định vị trí xây nhà.

Đến đời nhà Thương,

Kỹ thuật xây dựng nhà cửa đã phát triển đến trình độ cao hơn. Mặc dù lối sống của họ là dân du mục là chính nhưng sau khi chuyển sang định cư tại một địa điểm để định cư, họ đã bắt đầu xây dựng cung điện. Thời kỳ này, thầy bói đã xuất hiện và thông qua phương pháp xem bói quyết định có nên xây thành xây cung điện có thích hợp hay không.

Từ những lời bói toán của người Thương, các nhà khảo cổ học cho rằng nội dung chủ yếu người Thương xem bói là dựa vào năm, tháng, ngày, giờ động thổ. Vì theo người Thương, “Thiên kỳ vĩnh ngã mệnh vu tự tân ấp” , nghĩa là thường đế cho phép chúng ta xây thành tại đây, vĩnh viễn hưng thịnh.

Theo các di chỉ nhà Thương để lại tại thôn Đài Tây, Hà Bắc, kiến trúc nhà cửa có 3 thứ chính là: phòng ở, giếng nước, và hố than. Từ khai quật đất thì người ta thấy rằng, trong lúc động thổ xây nhà phải giết người giết chó, nêu rõ quan niệm vật hy sinh khi xây  nhà của dân gian Trưng Quốc.

Chọn đất của người Chu,

Người Chu kế tục người Thương, cũng dời đô và xây thành mới. Trong Kinh Thi, Đại Nhã có ghi lại : Công Lưu dời đất đến đất U, Cổ Công Đản Phụ dời đất đến Kỳ Sơn, Thành Vương xây dựng Lạc Ấp. Công Lưu xem xét đất  U, phì nhiêu cỏ tươi tốt, tài nguyên nước to lớn, tiện cho sinh hoạt, sản xuất. Theo ghi chép người Chu mỗi lần chọn nơi ở đều xem tài nguyên, cát hung. Cổ Công Đản Phụ mang theo phu nhân Khương Nữ đến chân núi Kỳ Sơn, thông qua coi bói trên mai rùa để xây dựng cung điện. Thành Vương đang sinh sống trên đất Phong, muốn chuyển đến Lạc Ấp, đã dùng hình thức xem quẻ bói.

Trong sách Kinh Thi, Đại Nhã, Công Lưu nhắc đến việc Công lưu đo bóng mặt trời, lợi dụng mặt đát và bóng mặt trời đo hướng kiến trúc nhà cửa, xây dụng đất nước, thủ đô.

Chu Lễ có ghi lại việc vào lúc hạ chí, ánh nắng mặt trời chiếu lên cây gậy 8 thước, bóng của nó chỉ còn 1 thước 5 tấc. Đây chính là cái được gọi là trung tâm của đất, nơi trời đất giao hòa, bốn mùa hanh thông, mưa gió, âm dương giao nhau, vạn vật sinh sôi nảy nở, là nơi tốt để kiến lập vương quốc. Vị trí kiến lập này là Trấn Cáo Thành của Dương Thành, gọi là địa trung, sau này là chỉ đường trung tâm Nam Bắc lãnh thổ Trung Quốc.

Thuật chọn đất thời Hán

Bắt đầu đến thời Tần Hán, thuật chọn đất phát triển mạnh nhưng song song với điều này là thuật bói toán mê tín cũng rất thịnh hành. Có ba điều rất được coi trọng:

  • Vị trí Âm trạch liên quan đến tiền đồ con cháu sau này
  • Kết hợp với lý luận Âm Dương
  • Liên hệ việc xây dựng cung điện hầm mộ của con người và vận hàng của thiên thể, sản sinh ra những kiêng kỵ về Hoàng Đạo, Thái Tuế, Nguyệt Kiến.

Thời này, thuật coi bói mai rùa, bói cỏ thi, cói sao, xem tướng, cầu tiên…thịnh hành và các lý luận về thuật chọn đất theo đó cũng trở nên vô cùng huyền bí.

Một số điểm cần chú ý như sau:

  • Kiêng kỵ “ Tây Ích Trạch” : là một nguyên tắc quan trọng trong chọn nhà đất. Không nên xây nhà phía Tây. Phía Tây là phía của phía của trưởng lão, trưởng bối, là chủ. Hậu bối phía Đông. Hậu bối là trợ. Chủ ít, trợ nhiều là không tốt.
  • Thời Hán phát triển yếu tố mê tín trong thuật chọn đất, cải tạo phương pháp đo bóng mặt trời thành phương vị khoa học nhưng gắn liền mê tín, đồng thời xuất hiện các quan niệm ngũ hành, bát quái, tứ phương, tứ thời, 12 tháng, 12 luật, 28 vì tinh tú, và còn vận dụng cả la bàn.

Sự xuất hiện của cuốn Hoàng đế trạch kinh

Cuốn này phân ra 2 cuốn Thượng, hạ.

  • Cuốn thượng lấy Âm Dương, 10 can, 12 chi và bát quái để trần thuật nhà ở và đương vinh hoa phú quý của con người.
  • Cuốn hạ chỉ ra muốn xây nhà, xây tường đều phải tránh thổ khí. Thổ khí chạy vào nhà sẽ mang tai ương, phải tìm cách diệt trừ.

Sự xuất hiện của cuốn Táng thư của Quách Phác

Cuốn này cho rằng:

  • ngũ khí chuyển vận trong đất, phát sinh vì vạn vật, con người sau khi chết phải chôn xuống đất theo pháp phản khí nhập cốt, khí âm được sinh ra như vậy.
  • khí chuyển động trong đất, thế đất có khí lành, theo đất mà khí thuận.
  • Có loại thế núi không thể lựa chọn: đại ý núi mà cây cỏ không phát triển được, không được táng vào đó. Núi bị đứt đoạn không liên tiếp là do khí bị cách tuyệt, không thể táng vào. Khí dựa vào thổ hành, lại thêm đá núi, không thể táng vào. Thế núi khiến khí dừng, thế bạt thủy, không táng vào đó. Núi đứng chơ vơ không thể táng vào.
  • Ngoài thế núi còn phải xem hình dáng của núi, cuốn này còn liệt kê ra 18 loại mẫu cát hung của thế núi.

Như vậy trong lịch sử 6000 năm của đất nước Trung Hoa, phong thủy đã hòa nhập cuộc sống mọi người , từ Hoàng đế cho đến dân thường không ai không biết đến phong thủy. Phong thủy đối với Trung Hoa như một quốc bảo thì đối với các nước phương Đông khác như Singapore, Malaysia… là một vật giá quý báu mà ai cũng mong muốn lĩnh hội và chạm tay vào, là một cách để mang lại sự thịnh vượng, sức khỏe và các mối quan hệ tốt đẹp cho các cá nhân cũng như các công ty. Theo quá trình công nghiệp hóa 100 năm gần đây, phong thủy theo đó cũng đã được phát triển thành một bộ môn khoa học uyên thâm và được nhiều quốc gia phương Tây nghiên cứu.

Phong thủy tiến đến Phương Tây

Khi người châu Á di chuyển đến phương tây thì cũng mang theo các truyền thống của họ. Đông y như thuật châm cứu và chữa bệnh bằng thảo dược. Tiếp đó phong thủy cũng được chấp nhận và ứng dụng. Sự tiếp nhận và trao đổi văn hóa này giúp phong thủy ngày càng phổ biến hơn và đang dần trở thành truyền thống chung của nhân loại.

Dưới đây là một số ví dụ về các công trình phương Tây có ứng dụng phong thủy:

  • Trump Tower ở Newyork
  • Công ty Creative Artist Agency ở Beverly Hills, California
  • Khách sạn MGM Grand và khu nghỉ dưỡng Mirage ở Lasvegas
  • Trung tâm  Chopra Deepak ở California
  • Sòng bạc và khách sạn cảng Sydney Australia
Trump Tower ở Newyork
Creative Artist Agency ở Beverly Hills, California
MGM Grand

DOWNLOAD SLIDE POWERPOINT: TẠI ĐÂY

Bài tiếp theo: Dòng chảy tri thức và sự giao thoa của những tinh túy tạo nên Phong Thủy

QUAY VỀ MỤC LỤC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *