Bài 9: Cơ chế ngũ hành chế hóa trong phong thủy – Những công cụ hóa giải trong phong thủy

QUAY VỀ MỤC LỤC

Quy luật ngũ hành chế hóa diễn giải về việc làm giảm sức mạnh của ngũ hành khắc chế và phụ hồi lại sự cân bằng (tương sinh) của các hành liên quan, trong phong thủy thường dùng để hóa giải khí tiêu cực. Mô hình của ngũ hành chế hóa thể hiện bằng đường nét đứt quay ngược chiều kim đồng hồ. Chúng ta cần phải ghi nhớ:

  • Mộc sinh Hỏa. Nhưng Hỏa lại đốt cháy Mộc.
  • Hỏa sinh Thổ. Nhưng Thổ lại có thể dập tắt Hỏa.
  • Thổ sinh Kim. Nhưng Kim lại có thể xuyên qua mặt đất.
  • Kim sinh Thủy.Nhưng nước có thể ăn mòn kim loại.
  • Thủy sinh Mộc. Nhưng Mộc lại hút nước.

Một số biện luận về ngũ hành chế hóa:

Ví dụ 1: Trong một trường hợp, có hành Thủy và hành Hỏa, và khi bạn muốn giảm sức mạnh của Thủy, chúng ta sẽ làm như thế nào?

Trong trường hợp này có 3 hành còn lại để chúng ta có thể sử dụng để giảm Thủy: Thổ, Kim, Mộc. Vậy chúng ta nên thêm hành nào?

  • Trường hợp thêm hành Thổ: Thổ khắc Thủy. Nhưng theo quy luật chế hóa, Hỏa sinh Thổ nhưng Thổ lại có thể dập tắt Hỏa. Vì vậy, lúc này Thổ trở nên quá mạnh so với Thủy và Hỏa.
  • Trường hợp thêm hành Kim: Trong quan hệ tương sinh Kim sinh Thủy, nếu làm như vậy e không ổn vì làm tăng sức mạnh của Thủy trong khi điều chúng ta đang muốn là giảm sức mạnh của Thủy.
  • Trường hợp thêm mộc: Theo quy luật chế hóa, Thủy sinh Mộc, nhưng Mộc lại hút nước và giảm Thủy. Mộc lại sinh Hỏa theo quan hệ tương sinh. Như vậy, thêm Mộc trong trường hợp này làm cho trật tự tự nhiên của khí được phục hồi.

Ví dụ 2: Theo quan hệ tương khắc ta có Thổ khắc Thủy. Vậy trong trường hợp này nếu muốn làm giảm sức mạnh của Thổ thì phải làm sao?

Ta còn lại 3 hành: Kim, Mộc, Hỏa. Vậy chúng ta nên dùng hành nào để chế hóa Thổ, thiết lập lại trật tự ngũ hành?

  • Trường hợp thêm Mộc: Theo quan hệ tương khắc thì Mộc khắc Thổ. Mộc làm cho Thổ bị giảm sức mạnh, nhưng bên cạnh đó theo quan hệ khắc chế thì Thủy sinh Mộc nhưng Mộc lại hết nước, như vậy Thủy cũng bị giảm sức mạnh.
  • Trường hợp thêm Hỏa: Theo quan hệ tương sinh thì Hỏa Sinh Thổ, giúp tăng sức mạnh cho Thổ. Nhưng Thủy lại khắc Hỏa. Thủy dập được lửa, cho nên trong trường hợp này dùng Hỏa để chế Thổ cũng không logic.
  • Trường hợp thêm Kim: Ở đây ta có quan hệ tương sinh Kim sinh Thủy, mang lại sức mạnh cho Thủy. Nhưng ta lại có Thổ sinh Kim, theo quy tắc chế hóa, Kim lại xuyên thủng thổ. Như vậy trong trường hợp này vừa muốn giảm sức mạnh của Thổ và tăng sức mạnh của Kim là hợp lý nhất.

Tuy nhiên, nếu như bạn đã đọc ở bài Nguyên lý ngũ hành, chúng ta có bảng sau:

Các bạn chú ý đến cột các Con Số tương ứng từng hành. Mỗi con số lại tượng trưng cho sức mạnh khác nhau của từng hành một. Các con số khác nhau ám chỉ cho sự khác nhau về thời gian và các con số quản lĩnh từng năm. Do đó, bạn cần phải học thêm cách phân tích các kết hợp con số ở Phần 4:Những cơ chế của phong thủy (Đang cập nhật)

Bài tiếp theo: Các công cụ hóa giải phong thủy

QUAY VỀ MỤC LỤC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *